Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật

    Là một quốc gia Đông Á với bề dày lịch sử và nền văn hóa hết sức đặc thù. Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật cũng mang bản sắc riêng của chính họ. Nắm rõ được văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật sẽ một phần giúp các công ty Việt Nam cũng như các ứng viên dễ dàng tiếp cận cũng như hợp tác với họ hơn. Hãy cùng freeC đi tìm hiểu một vài nét văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật nhé!

    1. Cúi chào khi gặp nhau

    Người Nhật Bản chào hỏi nhau bằng cách cúi đầu, cúi đầu trong thời gian bao lâu, cúi cao hay cúi thấp phụ thuộc vào tuổi tác, chức vụ, địa vị xã hội và kinh nghiệm, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp. Song song với nó, người ta cũng đồng thời nói những câu xin chào tiếng Nhật như "Ohayo gozaimasu" (chào buổi sáng), "Konnichi wa" (chào buổi trưa) hay những câu nói thể hiện sự biết ơn hoặc tạ lỗi. Dựa vào độ thấp của cái cúi chào mà người ta chia làm 3 kiểu cúi chào chính.

    Kiểu "Eshaku" là kiểu chào phổ biến nhất. Ở kiểu này, người ta cúi đầu và mình xuống khoảng 15 độ. Người ta thường khẽ cúi đầu và chào kiểu "Eshaku" khi tình cờ gặp nhau hoặc khi gặp cấp trên. Kiểu chào được sử dụng trong các buổi hội họp quan trọng (kinh doanh, làm ăn,...) là kiểu chào "Keirei", người ta sẽ cúi người thấp hơn xuống khoảng 30 độ. Kiểu chào "Saikeirei" là kiểu chào trang trọng nhất khi người chào cuối gập người 45 độ. Cách chào này thường được dùng để thể hiện sự cảm kích hoặc biết lỗi sâu sắc.

    người Nhật cúi đầu khi chào

    2. Ăn mặc trong công việc

    Nếu như bạn có chuyến công tác ghé thăm các doanh nghiệp Nhật thì nam giới nên mặc comple tối màu, áo sơ mi và cà vạt. Phụ nữ nên mặc trang phục mục tối nhưng phải kín đáo và trang trọng, không nên mang giày cao gót, trang điểm quá đậm hoặc váy quá ngắn. Trang phục cũng góp phần không hề nhỏ trong việc tạo ấn tượng với đối vào lần đầu gặp mặt.

    3. Trao đổi danh thiếp

    Người Nhật có văn hóa sử dụng danh thiếp trong kinh doanh. Danh thiếp thường  in 2 mặt, một mặt tiếng Nhật và mặt còn lại bằng tiếng Anh. Đưa bằng hai tay và ngửa mặt có tiếng Nhật lên trên kèm theo hành động cúi đầu chào. Khi bạn nhận danh thiếp từ đối tác, hãy nói “ cám ơn”, sau đó đọc thật kĩ rồi cất cẩn thận, mọi hành động như chưa đọc đã vội cất vào túi,… đều được xem là không tôn trọng đối tác. Ngoài ra lưu ý luôn luôn chuẩn bị đầy đủ danh thiếp trước khi đi gặp khách, tránh trường hợp thiếu hoặc không có, như vậy sẽ gây ấn tượng xấu với họ.văn hóa trao đổi danh thiếp

    4. Đàm phán trong công việc với người Nhật

    Vì người Nhật rất thận trọng nên khi có người phát biểu ý kiến, họ cố gắng tập trung lắng nghe và dành sự chú ý cao nhất cho họ trong mỗi thành viên. Trong đó, sẽ có một người là thành viên cấp cao, đó là người sẽ đề ra những chiến lược. Quyết định sẽ không đưa ra trong một hoặc hai buổi đầu, không bao giờ nóng vội. Ngoài ra, người Nhật đánh giá rất cao tinh thần làm việc nhóm cũng như đồng đội.

    5. Một vài điểm đáng chú ý khác

    Chữ tín được coi trọng với người Nhật, điều đó được nhìn nhận thông qua việc giữ lời hứa. Nếu vì một số trường hợp mà bạn không thể giữ lời hứa thì điều cần thiết là phải xin lỗi và đưa ra lời giải thích hợp lí. Sự đúng giờ được đánh giá rất cao. Vì vậy, khi có cuộc hẹn với các đối tác Nhật, phải cố gắng sắp xếp đúng giờ. Nếu có hẹn về dùng bữa, nên chú ý tiếp thức ăn cho khách, chủ động rót rượu cho bản thân, hạn chế tối đa khách phải giúp mình gắp thức ăn, rót rượu.

    người Nhật coi trọng chữ tín

    Mỗi nước đều có nét văn hóa riêng của mình, hiểu được và nắm rõ văn hóa của họ là một bước giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và hợp tác dễ dàng với các doanh nghiệp Nhật. Hy vọng qua bài viết này, freeC phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích, giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn  và hiểu hơn về văn hóa kinh doanh của người Nhật.


    Let's join freeC and Career up!

    Website: https://freec.asia

    Fanpage: https://www.facebook.com/freecasiacorp

    Contact via mail: info@freec.asia & Phone: 096 440 8278


    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!